Skip to:
NÊM KNORR, MẶN VỪA PHẢI – VẪN ĐẬM ĐÀ TRÒN VỊ
Khẩu vị đậm đà, người Việt đang ăn mặn gấp 2 lần mức khuyến cáo
Được biết đến và sử dụng từ xa xưa, muối ăn là thành phần gia vị cơ bản nhất với vị mặn đặc trưng, góp phần hoàn thiện hương vị đậm đà cho món ăn. Muối ăn thực chất chính là tên gọi của Natri Clorua - một hợp chất vô cơ mà cơ thể người vốn không tự tổng hợp được. Bên cạnh vai trò về hương vị, natri từ muối ăn giữ vai trò không thể thay thế cho nhiều hoạt động sinh hoá bên trong cơ thể.
Tuy cần thiết cho cơ thể nhưng lượng muối mà mỗi người tiêu thụ hàng ngày luôn cần được kiểm soát ở một mức độ nhất định. Tác động từ thói quen tiêu thụ nhiều muối trong thời gian kéo dài là một trong những tác nhân chủ yếu gây nên hệ luỵ xấu cho sức khoẻ tim mạch. Nguy cơ về ung thư dạ dày, suy thận và các rối loạn khác cũng trở nên rõ rệt hơn ở những người có chế độ ăn nhiều muối.
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ tối đa 5 gram muối mỗi ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam, kết quả từ một cuộc điều tra toàn quốc được công bố bởi Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế cho thấy trung bình mỗi ngày, 1 người Việt trưởng thành đang tiêu thụ khoảng 9,4 gram muối, nhiều hơn gần 2 lần so với mức khuyến cáo WHO đưa ra. Tuy nhiên, chỉ 1/5 số người được hỏi tự nhận thấy bản thân có thói quen “ăn mặn” hơn mức an toàn cho sức khỏe (Theo số liệu từ Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế).
Cải thiện thói quen tiêu thụ muối theo Bộ 3 quy tắc do Bộ Y Tế hướng dẫn
Trên thực tế, không phải toàn bộ lượng “muối” được nạp vào cơ thể đều ở dạng muối ăn nguyên chất mà còn thông qua các loại thực phẩm, các gia vị hay nước chấm khác.
Ở các quốc gia phát triển, có đến 77% lượng natri hấp thu vào là từ thực phẩm chế biến sẵn hoặc các bữa ăn tại nhà hàng. Riêng ở Việt Nam, phần lớn lượng natri tiêu thụ mỗi ngày đến từ bữa ăn tại nhà, từ muối, gia vị nêm, tẩm ướp khi nấu ăn và chấm, trộn trong khi ăn. Đồng thời, khẩu vị “mặn” dường như đã trở thành một phần trong thói quen ăn uống tại Việt Nam.
Đối diện với thực tế này, Bộ Y Tế đã chính thức ban hành quyết định Số: 2033/QĐ-BYT kêu gọi giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành từ 9,4 gram/người/ngày xuống dưới 7 gram/người/ngày, tương ứng với 2800mg natri/người/ngày.
Hướng dẫn thực hiện từ Bộ Y tế được thể hiện thông qua bộ 3 quy tắc: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”:
Giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp và đột quỵ;
Thực hiện chấm nhẹ tay để kiểm soát lượng muối, gia vị, nước chấm ngay trong bữa ăn;
- Giảm tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng natri cao như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp…
Bí quyết giảm muối vẫn ngon tròn vị cùng Hạt nêm Knorr
Trước khuyến nghị từ Bộ Y tế về mức tiêu thụ muối, Hạt nêm Knorr có thể xem là một giải pháp gia vị phù hợp. 1 gram Hạt nêm Knorr Thịt thăn xương ống và Tủy có thêm 46% muối và 0,218g natri, (so với một gram muối chứa 0,3875g natri), cho món ăn có vị mặn vừa phải mà vẫn ngon nhờ các gia vị khác và vị ngọt từ chiết xuất xương thịt. Sử dụng Hạt Nêm Knorr để nêm nếm theo đúng lượng khuyến nghị không chỉ giúp món ăn thơm ngon tròn vị, mà còn hỗ trợ người nấu kiểm soát lượng muối dễ dàng hơn.
Qua hơn 20 năm cùng người Việt đánh thức hương vị bữa cơm nhà, Knorr không chỉ hướng đến vị ngon mà còn đặc biệt chú trọng đến yếu tố sức khỏe bền lâu của mỗi gia đình thông qua tuyệt đối tuân thủ đúng các qui định về an toàn thực phẩm của Việt Nam và đảm bảo an toàn trên toàn bộ quy trình sản xuất. Toàn bộ nguyên liệu được sử dụng trong Hạt nêm Knorr đều được cho phép để sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam, cũng như được đánh giá là an toan theo thông lệ quốc tế.
Gợi ý sử dụng của Hạt Nêm Knorr để đảm bảo vị mặn vừa phải và cho khẩu phần 4 người ăn:
🥄🥄🥄Món canh: 3 muỗng/thìa nhỏ (khoảng 5g/muỗng) cho món canh với 1L nước
🥄🥄 Món kho: 2 muỗng/thìa nhỏ cho 500g nguyên liệu
🥄 Món xào: 1 muỗng/thìa nhỏ cho 500g rau củ và nguyên liệu
Chú ý: nếu sử dụng kết hợp cùng gia vị khác cũng có natri như muối, nước mắm, nước tương hay bất kì gia vị mặn nào khác, cần điều chỉnh lượng hạt nêm tương ứng để đảm bảo tránh bị thừa natri.